Hà Nội, Ngày 18/06/2025

Đà Nẵng chủ động, quyết liệt sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng: 27/05/2025   11:22
Mặc định Cỡ chữ

Đà Nẵng là một trong nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước luôn chủ động, tích cực triển khai Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bằng nhiều văn bản, hành động cụ thể. Đặc biệt, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành uỷ đã tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả... Nhân dịp này, ông Ngô Xuân Thắng - Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động xung quanh vấn đề này…

Ông Ngô Xuân Thắng - Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng

PV: Xin ông cho biết, thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã có những chủ trương, kế hoạch nào trong công tác này? 
Ông Ngô Xuân Thắng: Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Thành ủy Đà Nẵng đã nhanh chóng ban hành Công văn số 5909-CV/TU ngày 01/3/2025 và Kế hoạch số 284-KH/TU ngày 06/3/2025 cụ thể hóa triển khai và tổ chức thực hiện với nội dung, tiến độ gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; trọng tâm là tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đúng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện của thành phố. Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành các chỉ đạo có liên quan, trong đó, có việc tạm dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện và cấp xã để chờ chủ trương mới từ Trung ương. 

Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Công tác tư tưởng được thành phố chú trọng, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, xử lý thông tin sai lệch, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đồng thời, đặc biệt nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ổn định tư tưởng cán bộ, công chức, đảm bảo kỷ luật hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ máy tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố đã kịp thời triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, chủ động nghiên cứu xây dựng và trình HĐND thành phố xem xét, thông qua các nghị quyết, kịp thời triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị hành chính và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp, đồng thời xem xét các chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do sắp xếp tổ chức, bộ máy, nhân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đảm bảo theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các Ban HĐND thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện giám sát việc triển khai Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gắn với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của thành phố.
Nhờ vậy, việc tổ chức triển khai Kết luận số 127-KL/TW trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tuy được triển khai trong thời gian ngắn nhưng đảm bảo được tính nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt, bài bản, chặt chẽ, kỹ lưỡng; quá trình tổ chức thực hiện nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao và chấp hành nghiêm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị thành phố.
PV: Dự kiến các đơn vị hành chính gồm phường, xã, đặc khu của thành phố Đà Nẵng sau sắp xếp, thưa ông?
Ông Ngô Xuân Thắng: Theo Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 15/4/2025 và Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy, cùng sự đồng thuận cao từ cử tri, tại Kỳ họp thứ 23 HĐND thành phố khóa X, Đà Nẵng thông qua Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 26/4/2025, đề xuất sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 12 phường mới được hình thành từ việc sáp nhập 35 phường hiện tại; 03 xã mới được sắp xếp từ 06 xã hiện tại và Đặc khu Hoàng Sa hình thành trên cơ sở huyện đảo Hoàng Sa. Cụ thể:
1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thanh Bình, phường Thuận Phước, phường Thạch Thang, phường Hải Châu và phường Phước Ninh, quận Hải Châu thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Hải Châu
2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bình Thuận, phường Hòa Thuận Tây, phường Hòa Cường Bắc và phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Hòa Cường.
3. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Xuân Hà, phường Chính Gián, phường Thạc Gián, phường Thanh Khê Đông và phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Thanh Khê.
4. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Khê, quận Thanh Khê và phường Hòa An, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường An Khê.
5. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phước Mỹ, phường An Hải Bắc và phường An Hải Nam, quận Sơn Trà thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường An Hải
6. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thọ Quang, phường Nại Hiên Đông và phường Mân Thái, quận Sơn Trà thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Sơn Trà.
7. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ, phường Hòa Hải và phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Ngũ Hành Sơn.
8. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Khánh Nam, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu và xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Hòa Khánh.
9. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Liên Chiểu.
10. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Hải Vân.
11. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Thọ Tây, phường Hòa Thọ Đông và phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Cẩm Lệ.
12. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là phường Hòa Xuân.
13. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hòa Phong và xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là xã Hòa Vang.
14. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hòa Tiến và xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là xã Hòa Tiến.
15. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hòa Ninh và xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang thành 01 (một) đơn vị hành chính mới và có tên gọi là xã Bà Nà.
16. Hình thành Đặc khu Hoàng Sa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện đảo Hoàng Sa hiện nay.
Phương án trên phù hợp định hướng của Trung ương tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội.
 

Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng (tòa nhà bên trái)

PV: Theo ông, từ kinh nghiệm của Đà Nẵng trong việc triển khai thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã đặt ra những vấn đề nào gì cần giải quyết?
Ông Ngô Xuân Thắng: Việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại thành phố Đà Nẵng là một quá trình vừa mang tính cải cách hành chính sâu rộng, vừa gắn với việc hiện thực hóa các chủ trương lớn của Trung ương Đảng về tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Từ thực tiễn tổ chức thực hiện, thành phố đã rút ra một số bài học kinh nghiệm: 
Một là, bài học về sự chủ động, quyết liệt và linh hoạt trong chỉ đạo. Ngay sau khi Trung ương ban hành các kết luận như Kết luận 121-KL/TW, 126-KL/TW, 127-KL/TW, Đà Nẵng đã không chờ đợi mà chủ động ban hành kế hoạch hành động cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Thành ủy Đà Nẵng đã thành lập các ban chỉ đạo chuyên đề, phân công các ông trong Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trực tiếp làm việc với các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc để chỉ đạo sâu sát, tháo gỡ vướng mắc và tổ chức nhiều phiên họp để cho ý kiến, cũng như đôn đốc tiến độ thực hiện.
Hai là, coi trọng công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận từ sớm, từ cơ sở. Thành phố xác định đây là yếu tố then chốt, bảo đảm thành công cho việc sắp xếp bộ máy và xây dựng chính quyền đô thị. Các hội nghị quán triệt nghị quyết, học tập chuyên đề được tổ chức bài bản, rộng khắp từ cấp thành phố đến cấp xã. Trong đợt triển khai học tập Nghị quyết 18-NQ/TW, có tới 6.500 cán bộ, đảng viên được triệu tập tham gia tại 71 điểm cầu. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy phối hợp các cơ quan truyền thông tổ chức các chiến dịch tuyên truyền trực quan, infographic, video ngắn giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm bắt dễ hiểu, dễ nhớ. Thành phố cũng kịp thời xử lý các thông tin xuyên tạc, sai sự thật gây ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp bộ máy.
Ba là, chú trọng đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ bị ảnh hưởng. Thành phố đã chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ, động viên cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản hoặc sắp xếp lại vị trí công tác. Đặc biệt, Đà Nẵng không áp dụng cơ học mà có rà soát năng lực, nhu cầu bố trí việc làm mới phù hợp. Ngoài hỗ trợ tài chính, thành phố còn tạo điều kiện học tập, đào tạo lại cho cán bộ, góp phần ổn định tổ chức, không để xảy ra xáo trộn lớn trong đội ngũ công vụ. Đây là điểm được Trung ương đánh giá cao và cũng là yếu tố tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận trong nội bộ.
Bốn là, phát huy vai trò người đứng đầu và phân cấp mạnh cho cơ sở. Thành phố yêu cầu bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về quá trình triển khai tại địa phương, đơn vị mình. Việc phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm tra được thực hiện chặt chẽ theo Chương trình kiểm tra số 42-CTr/TU của Thành ủy từ đầu năm 2025. Tại các cuộc làm việc trực tiếp, lãnh đạo Thành ủy nhấn mạnh phương châm: “Cấp thành phố không chờ cấp quận, cấp quận không chờ cấp phường”, tạo nên khí thế thi đua triển khai sắp xếp đồng bộ, đúng tiến độ, không bị động, lúng túng.
Năm là, kết hợp cải cách tổ chức bộ máy với cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số. Song song với sắp xếp tổ chức, Đà Nẵng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính. Thành phố triển khai mạnh các giải pháp chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng theo Quyết định số 204-QĐ/TW, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW. Đồng thời, ban hành Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 14/02/2025 để cụ thể hóa triển khai, xác định cụ thể 34 chỉ tiêu đến năm 2030 cần tập trung thực hiện, trong đó có 3 chỉ tiêu cao hơn yêu cầu Trung ương, thể hiện rõ khát vọng đổi mới, hội nhập của thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng nhận diện những thách thức, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tiếp theo, cần tiếp tục tháo gỡ: 
(1) Cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với chính quyền đô thị, bảo đảm không chồng chéo, lãng phí nguồn lực và phát huy được vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. 
(2) Hệ thống văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ; một số quy định về sắp xếp bộ máy, về đơn vị hành chính mới chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai cụ thể. 
(3) Công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự nhịp nhàng trong một số khâu, nhất là trong phân định thẩm quyền giữa chính quyền và các đơn vị sự nghiệp, giữa cấp thành phố và quận, huyện. 
(4) Dù đã có cải thiện, nhưng việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động điều hành, phục vụ người dân vẫn cần được đầu tư đồng bộ hơn về hạ tầng, nhân lực và quy trình vận hành.
PV: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hữu Bắc (thực hiện)

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thực hiện thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 18/06/2025
Tại Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 17/6/2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Một số giải pháp đột phá về chuyển đổi số hướng tới nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại trong bối cảnh mới

Ngày đăng 15/06/2025
Tóm tắt: Bài viết trình bày những nghiên cứu về thực trạng chuyển đổi số nền hành chính ở Việt Nam và những yêu cầu đối với một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số nền hành chính trong bối cảnh thế giới đang tăng tốc chuyển đổi số, phát triển các chính phủ số, đồng thời với quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta thể hiện tại Nghị quyết 57-NQ/TW.

Quy định về việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã

Ngày đăng 10/06/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NĐ-CP ngày 09/6/2025 về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Theo đó, quy định cụ thể việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã.

Tất cả các bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW

Ngày đăng 04/06/2025
Đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06; 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm"

Ngày đăng 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, ít nhất 30% chi phí tuân thủ TTHC, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân và của Chính phủ tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm".

Tiêu điểm

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025

Sáng 17/6/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Họp báo quốc tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp) và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đồng chủ trì Họp báo.