Hà Nội, Ngày 18/06/2025

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Cần đi vào thực chất và hiệu quả

Ngày đăng: 06/06/2025   15:40
Mặc định Cỡ chữ

Tóm tắt: Bài viết làm rõ quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như một yêu cầu chiến lược, gắn với phát triển bền vững đất nước. Ba nội dung then chốt được xác định: (1) Nhận thức tiết kiệm là giải pháp căn cơ trong bối cảnh khó khăn; (2) Triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện thể chế, tinh gọn bộ máy, phát triển công nghệ, đẩy mạnh phân quyền, xử lý tài sản công hiệu quả; (3) Xây dựng văn hóa tiết kiệm, khen thưởng gương mẫu, xử lý nghiêm vi phạm. Bài viết cũng phân tích nguyên nhân khiến chương trình tiết kiệm, chống lãng phí chưa đi vào thực chất. Từ đó, nhấn mạnh vai trò của việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và củng cố hành lang pháp lý, nâng cao kỷ luật công vụ, đưa tiết kiệm trở thành chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử trong toàn xã hội.

Từ khóa: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trách nhiệm xã hội.

Abstract: The article elaborates on the directives of General Secretary To Lam regarding thrift practice and anti-wastefulness as a strategic imperative closely linked to the country’s sustainable development. Three key orientations are highlighted: (1) Recognizing thrift as a fundamental solution amid global uncertainties; (2) Implementing comprehensive measures to improve institutions, streamline the political apparatus, promote technology and innovation, enhance decentralization, and efficiently manage public assets; (3) Building a culture of thrift, rewarding exemplary individuals and organizations, and strictly sanctioning violations. The article analyzes the reasons why the thrift and anti-wastefulness program has not yielded substantive outcomes. It underscores the importance of amending The Law on Thrift Practice and Waste Prevention, strengthening the legal framework, reinforcing administrative discipline, and establishing thrift as a civic virtue and cultural norm in both public and private life.

Keywords: Thrift practice, waste prevention, social responsibility.

PGS.TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Trong bài viết công bố ngày 01/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định mạnh mẽ rằng: thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thể chỉ dừng lại ở chủ trương, nghị quyết hay các quy định nằm trên giấy, mà phải đi vào thực chất cuộc sống, trở thành hành vi tự giác, tự nguyện và thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân như "cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày". Đây là điểm nhấn tư tưởng sâu sắc và cấp thiết, phản ánh một yêu cầu mang tính chiến lược trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Xây dựng văn hoá tiết kiệm

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động liên quan đến nội dung bài viết "Thực hành tiết kiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm, PGS.TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đã đặc biệt nhấn mạnh ba nội dung cốt lõi được Tổng Bí thư nêu ra. Trước hết là việc thống nhất nhận thức rằng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp căn cơ nhất để đất nước vượt qua mọi bão giông trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, tác động trực tiếp, nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, yêu cầu cao nhất là "phát triển chất lượng cao, phát triển nhanh và phát triển bền vững", "chủ động, tự cường và tự chủ trong phát triển" để đạt mục tiêu lớn hơn là ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ hai, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp căn bản nhằm tạo chuyển biến thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trọng tâm là:

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở khắc phục triệt để những lãng phí do thể chế gây ra; xóa bỏ các rào cản, khó khăn, vướng mắc đang cản trở phát triển; khơi thông các điểm nghẽn để tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Trọng tâm là các lĩnh vực liên quan đến đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cuộc cách mạng trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tạo cơ sở chính trị - pháp lý toàn diện, vững chắc cho việc thực hành tiết kiệm trong mọi ngành, mọi nghề, mọi cán bộ, đảng viên và người dân.

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ tư duy "xin - cho"; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm. Trong năm 2025, bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.

Sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, muốn bộ máy hoạt động thực sự hiệu năng thì yếu tố cốt lõi là phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc đúng đắn. Trong đó, kỹ năng quản lý, thực thi nhiệm vụ; sự say mê, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm trong từng công việc, từng nhiệm vụ được giao; văn hóa chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử; ý thức chủ động tiết kiệm… là những yêu cầu đặt ra đối với cán bộ trong tổ chức bộ máy mới.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và sử dụng tài chính - ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; tập trung vào việc sắp xếp, xử lý tài sản - đặc biệt là nhà, đất gắn với quá trình tổ chức, tinh gọn lại bộ máy. Kiên quyết thực hành tiết kiệm triệt để, đặc biệt đối với các khoản chi chưa thực sự cần thiết, nhằm bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ chi cho các lĩnh vực đột phá như phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Tạo lập hành lang pháp lý và bố trí nguồn lực phù hợp để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội phát huy năng lực, đóng góp cho sự phát triển chung, nâng cao năng suất lao động, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.

Thứ ba, xây dựng văn hoá tiết kiệm; đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành hành vi “tự giác”, “tự nguyện”, gắn bó mật thiết như “cơm ăn, nước uống, áo mặc hằng ngày”. Cần nghiên cứu phát động và duy trì thường niên “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” nhằm thúc đẩy, lan tỏa phong trào toàn xã hội nâng cao ý thức tiết kiệm. Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; kịp thời khen thưởng, biểu dương những tấm gương cán bộ, chiến sĩ, người dân có sáng kiến trong công tác, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hành tiết kiệm. Đồng thời, cần có hình thức xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân, trước hết là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, đảng viên chưa thực hiện đầy đủ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - xem đây là một trong những giải pháp căn cơ nhằm góp phần xây dựng văn hoá tiết kiệm.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Cần đi vào thực chất và hiệu quả

Hiện nay, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự thấm sâu vào đời sống xã hội. Theo đánh giá, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cả về mặt thể chế lẫn ý thức trách nhiệm trong thực thi. Trong bài viết “Thực hành tiết kiệm”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu khiến Chương trình chưa đạt được hiệu quả thực tiễn. Trước hết, đó là do ý thức trách nhiệm và quyết tâm của một số cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa cao, việc thực hiện còn thiếu thường xuyên, thiếu quyết liệt. Cơ chế, chính sách, nội quy, quy định vẫn còn nhiều kẽ hở, thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ, khiến việc triển khai dễ bị hình thức, chiếu lệ.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thực sự tự giác trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp cụ thể để triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý của mình. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa thực sự đi vào đời sống, các quy định còn mang tính chung chung, thiếu các biện pháp khả thi và hiệu quả để giám sát, thực thi. Một thực tế đáng lo ngại là Chương trình này chưa gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu hay tiêu chí đánh giá cụ thể, khiến việc lượng hóa kết quả trở nên khó khăn. Nhiều hành vi lãng phí, sai phạm đã được phát hiện nhưng chậm được xử lý, trong khi các điển hình tích cực chưa được kịp thời tuyên dương, khuyến khích, làm giảm động lực tuân thủ pháp luật và tinh thần tiết kiệm trong xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp, các ngành cũng còn hạn chế về hiệu quả và tính răn đe.

Ngoài những nguyên nhân đã được Tổng Bí thư chỉ ra, vẫn còn hai nguyên nhân gốc rễ đáng lưu tâm: Thứ nhất là ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa trở thành nếp sống, chưa thực sự ăn sâu vào tư duy và hành vi của mỗi cá nhân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên. Tình trạng sử dụng ngân sách, tài sản công một cách tùy tiện, coi đó như “tiền chùa” vẫn khá phổ biến. Ví dụ dễ thấy là việc bật điện, bật điều hòa cả ngày trong phòng làm việc dù không có người sử dụng; hay lãng phí thời gian làm việc, đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ hành chính - tức là lãng phí “8 giờ vàng ngọc” được trả bằng ngân sách nhà nước. Không chỉ là lãng phí tài sản, điện, nước, mà còn là lãng phí sức người, sức của, thời gian và công sức cho những hoạt động không mang lại hiệu quả, không vì lợi ích công. Những hành vi tưởng như nhỏ nhặt đó, nếu diễn ra thường xuyên và rộng khắp, sẽ tạo thành lối sống lãng phí, làm xói mòn tinh thần trách nhiệm trong công vụ và gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Thứ hai là do thiếu cơ chế, chế tài đủ mạnh và đủ sức răn đe đối với các hành vi gây lãng phí. Việc không tiết kiệm, gây lãng phí hiện chưa bị xã hội phê phán mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức tiết kiệm, chống lãng phí chưa được chú trọng từ sớm trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Điều này dẫn đến việc thiếu nền tảng đạo đức và nhận thức để hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ.

Để chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự đi vào cuộc sống, cần có một loạt giải pháp đồng bộ: từ việc hoàn thiện thể chế, siết chặt kiểm tra, giám sát, thiết lập các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cho đến việc nâng cao nhận thức xã hội, đề cao vai trò của giáo dục và tuyên truyền, tạo ra một môi trường mà ở đó, thực hành tiết kiệm trở thành chuẩn mực ứng xử văn hóa trong cả đời sống công và tư. Chỉ khi đó, tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí mới thực sự đi vào thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội.

Cần hoàn thiện khung pháp lý toàn diện

Trong bối cảnh hiện nay, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là yêu cầu cấp thiết về mặt kinh tế mà còn là một biểu hiện cụ thể của đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội và văn hóa ứng xử của từng cá nhân trong cộng đồng. Theo đó, việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một giải pháp trọng tâm, tạo cơ sở chính trị - pháp lý toàn diện và vững chắc để thúc đẩy thực hành tiết kiệm trong mọi ngành, nghề, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

Trên tinh thần đó, chủ trương sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần được sớm hoàn thiện, góp phần tạo ra một hành lang pháp lý hiệu quả hơn. Trong quá trình sửa luật, cần thiết phải bổ sung cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức gương mẫu, tiên phong trong thực hành tiết kiệm. Đồng thời, cần có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để xử lý nghiêm minh những hành vi lãng phí về thời gian, sức lao động, tiền bạc và tài sản công.

Ngoài ra, việc xử lý các tổ chức, cá nhân để xảy ra thất thoát, lãng phí phải được thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Đặc biệt, cần thấm nhuần tinh thần “xử một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” để khôi phục niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở luật, từng cơ quan, đơn vị cần xây dựng và thực thi các quy định, quy chế nội bộ chặt chẽ. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ hàng ngày. Người đứng đầu càng phải nêu gương rõ nét, vì hành động của họ có tác động lan tỏa trong tập thể./.

PGS.TS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Tư tưởng V.I.Lênin về mối quan hệ giữa dân chủ vô sản với nhà nước vô sản và ý nghĩa đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Ngày đăng 15/06/2025
Tóm tắt: Tư tưởng V.I.Lênin về mối quan hệ giữa dân chủ vô sản với nhà nước vô sản có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống di sản lý luận và thực tiễn về thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Mối quan hệ giữa dân chủ vô sản với nhà nước vô sản là thống nhất, biện chứng nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Bài viết làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của V.I.Lênin về mối quan hệ giữa dân chủ vô sản với nhà nước vô sản; qua đó, rút ra thực tiễn đối với việc phát huy dân chủ ở đơn vị cơ sở để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến thẳng lên hiện đại hiện nay, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong bối cảnh đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Ngày đăng 07/06/2025
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Qua đó, góp phần hoàn thiện, phát triển hệ thống GDNN, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đào tạo nhân lực cho thị trường lao động trong bối cảnh mới.  

Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng đối với công tác vận động đồng bào Khmer

Ngày đăng 05/06/2025
Tóm tắt: Thời gian qua, Tỉnh ủy Sóc Trăng luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động đồng bào Khmer và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội và từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác vận động đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng vẫn còn một số hạn chế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Vai trò của chính quyền cấp cơ sở và giải pháp tăng cường tính phục vụ của chính quyền cấp cơ sở trong chính quyền địa phương 02 cấp

Ngày đăng 22/05/2025
Tóm tắt: Chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng trong chính quyền địa phương 02 cấp, là cầu nối trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong phục vụ nhân dân, cộng đồng; là cấp chính quyền gần dân, sát dân, bảo đảm thi hành pháp luật trong địa bàn, thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn địa phương và cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân, tổ chức. Để tăng cường tính phục vụ của chính quyền cấp cơ sở cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tăng cường trang thiết bị điều kiện làm việc và mở rộng dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của người dân trong hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Từ khóa: Chính quyền cấp cơ sở; chính quyền phục vụ; nhà nước của dân do dân và vì dân.

Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày đăng 19/05/2025
Tóm tắt: Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo; các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” Quân đội, do đó việc nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ sĩ quan cấp phân đội ngày càng trở nên cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiêu điểm

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025

Sáng 17/6/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Họp báo quốc tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp) và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đồng chủ trì Họp báo.