Thành phố Cần Thơ hiện có 09 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện trực thuộc; có 80 ĐVHC cấp xã (bao gồm 36 xã, 39 phường và 05 thị trấn). Căn cứ quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025 và các số liệu diện tích tự nhiên và quy mô dân số tính đến ngày 31/12/2024, thành phố Cần Thơ có 76 ĐVHC cấp xã (gồm 33 xã, 38 phường và 05 thị trấn) thuộc diện thực hiện sắp xếp, 03 xã đã đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp và 01 phường không thực hiện sắp xếp do có vị trí biệt lập theo quy định.
![]() |
Toàn cảnh Thành phố Cần Thơ từ trên cao. |
Công tác quán triệt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ
Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15 ngày 19/02/2025; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa không chỉ về kinh tế - xã hội mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh. Đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng thành phố Cần Thơ mà còn là nhiệm vụ của cả vùng ĐBSCL và cả nước, trong đó xác định nguồn lực nội tại của Cần Thơ là chủ lực, nguồn lực Trung ương có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy nhanh sự phát triển của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, để thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, hiện đại, ngoài các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, vấn đề sắp xếp, ổn định lâu dài hệ thống ĐVHC các cấp của thành phố được đặt ra là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo xây dựng các phương án, đề án về tổ chức hợp lý ĐVHC cấp xã của thành phố phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển chung của cả nước; đảm bảo hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được nâng lên, giảm chi ngân sách; dân số và diện tích của ĐVHC phù hợp với quy định; phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã của thành phố Cần Thơ
Ngày 25/4/2025, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ năm 2025, gồm các phương án cụ thể sau:
- Thành lập phường Ninh Kiều trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 1,37 km2, quy mô dân số 35.229 người của phường Tân An; toàn bộ diện tích tự nhiên 1,99 km2, quy mô dân số 53.607 người của phường Thới Bình và toàn bộ diện tích tự nhiên 2,06 km2, quy mô dân số 30.711 người của phường Xuân Khánh thuộc quận Ninh Kiều; trụ sở làm việc đặt tại UBND quận Ninh Kiều hiện nay.
- Thành lập phường Cái Khế trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 1,79 km2, quy mô dân số 27.271 người của phường An Hòa; toàn bộ diện tích tự nhiên 6,42 km2, quy mô dân số 30.087 người của phường Cái Khế thuộc quận Ninh Kiều và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 1,83 km2, quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (khu vực 2, 3) thuộc quận Bình Thủy để nhập vào phường Cái Khế; trụ sở làm việc đặt tại UBND phường An Hòa hiện nay.
- Thành lập phường Tân An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 4,67 km2, quy mô dân số 42.509 người của phường An Khánh và toàn bộ diện tích tự nhiên 3,39 km2, quy mô dân số 43.488 người của phường Hưng Lợi thuộc quận Ninh Kiều; trụ sở làm việc đặt tại UBND phường Hưng Lợi hiện nay.
- Thành lập phường An Bình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 7,21 km2, quy mô dân số 32.436 người của phường An Bình thuộc quận Ninh Kiều; toàn bộ diện tích tự nhiên 10,83 km2, quy mô dân số 17.617 người của xã Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 0,35 km2, quy mô dân số 97 người của phường Long Tuyền (một phần khu vực Bình Thường A) thuộc quận Bình Thủy để nhập vào phường An Bình; trụ sở làm việc là UBND phường An Bình hiện nay.
- Thành lập phường Thới An Đông trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 6,48 km2, quy mô dân số 9.358 người của phường Trà An; toàn bộ diện tích tự nhiên 12,10 km2, quy mô dân số 13.739 người của phường Thới An Đông và toàn bộ diện tích tự nhiên 6,46 km2, quy mô dân số 16.304 người của phường Trà Nóc thuộc quận Bình Thủy; nơi đặt trụ sở làm việc là UBND phường Thới An Đông hiện nay.
- Thành lập phường Bình Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 3,82 km2, quy mô dân số 27.193 người của phường An Thới; toàn bộ diện tích tự nhiên 6,02 km2, quy mô dân số 23.416 người của phường Bình Thủy và phần diện tích tự nhiên 5,33 km2, quy mô dân số 11.874 người còn lại của phường Bùi Hữu Nghĩa thuộc quận Bình Thủy sau khi điều chỉnh; trụ sở làm việc tại UBND quận Bình Thủy hiện nay.
- Thành lập phường Long Tuyền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 14,30 km2, quy mô dân số 21.568 người của phường Long Hòa và toàn bộ diện tích tự nhiên 14,18 km2, quy mô dân số 23.724 người của phường Long Tuyền thuộc quận Bình Thủy sau khi điều chỉnh. Sau sắp xếp, phường Long Tuyền có diện tích tự nhiên 28,48 km2 (đạt 517,82% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 45.292 người (đạt 100,65% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND phường Long Tuyền hiện nay.
- Thành lập phường Cái Răng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 2,43 km2, quy mô dân số 21.626 người của phường Lê Bình; toàn bộ diện tích tự nhiên 10,66 km2, quy mô dân số 21.558 người của phường Thường Thạnh; toàn bộ diện tích tự nhiên 4,66 km2, quy mô dân số 7.423 người của phường Ba Láng và toàn bộ diện tích tự nhiên 9,13 km2, quy mô dân số 20.499 người của phường Hưng Thạnh thuộc quận Cái Răng. Sau sắp xếp, phường Cái Răng có diện tích tự nhiên 26,88 km2 (đạt 488,73% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 71.106 người (đạt 158,01% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng trước đây.
- Thành lập phường Hưng Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 10,90 km2, quy mô dân số 12.183 người của phường Tân Phú; toàn bộ diện tích tự nhiên 21,33 km2, quy mô dân số 25.347 người của phường Phú Thứ và toàn bộ diện tích tự nhiên 8,70 km2, quy mô dân số 21.013 người của phường Hưng Phú thuộc quận Cái Răng. Sau sắp xếp, phường Hưng Phú có diện tích tự nhiên 40,93 km2 (đạt 744,18% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 58.543 người (đạt 130,10% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND quận Cái Răng (mới).
- Thành lập phường Ô Môn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 8,80 km2, quy mô dân số 25.591 người của phường Châu Văn Liêm; toàn bộ diện tích tự nhiên 7,44 km2, quy mô dân số 8.327 người của phường Thới Hòa; toàn bộ diện tích tự nhiên 23,78 km2, quy mô dân số 25.681 người của phường Thới An thuộc quận Ô Môn và toàn bộ diện tích tự nhiên 14,67 km2, quy mô dân số 13.813 người của xã Thới Thạnh thuộc huyện Thới Lai để nhập vào phường Ô Môn. Sau sắp xếp, phường Ô Môn có diện tích tự nhiên 54,69 km2 (đạt 994,36% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 73.412 người (đạt 163,14% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND quận Ô Môn hiện nay.
- Thành lập phường Phước Thới trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 24,00 km2, quy mô dân số 19.347 người của phường Trường Lạc và toàn bộ diện tích tự nhiên 29,11 km2, quy mô dân số 27.441 người của phường Phước Thới thuộc quận Ô Môn. Sau sắp xếp, phường Phước Thới có diện tích tự nhiên 53,11 km2 (đạt 965,64% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 46.788 người (đạt 103,97% so với tiêu chuẩn); trụ sở làm việc tại UBND phường Phước Thới hiện nay.
- Thành lập phường Thới Long trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 18,12 km2, quy mô dân số 16.487 người của phường Long Hưng; toàn bộ diện tích tự nhiên 20,66 km2, quy mô dân số 24.506 người của phường Thới Long thuộc quận Ô Môn và toàn bộ diện tích tự nhiên 15,32 km2, quy mô dân số 11.986 người của phường Tân Hưng thuộc quận Thốt Nốt. Sau sắp xếp, phường Thới Long có diện tích tự nhiên 54,10 km2 (đạt 983,64% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 52.979 người (đạt 117,73% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND phường Long Hưng hiện nay.
- Thành lập phường Trung Nhứt trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 7,46 km2, quy mô dân số 11.941 người của phường Thạnh Hòa; toàn bộ diện tích tự nhiên 10,75 km2, quy mô dân số 13.770 người của phường Trung Nhứt thuộc quận Thốt Nốt và toàn bộ diện tích tự nhiên 12,63 km2, quy mô dân số 11.758 người của xã Trung An thuộc huyện Cờ Đỏ để nhập vào phường Trung Nhứt. Sau sắp xếp, phường Trung Nhứt có diện tích tự nhiên 30,84 km2 (đạt 560,73% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 37.469 người (đạt 83,26% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND phường Thạnh Hòa hiện nay.
- Thành lập phường Thốt Nốt trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 8,07 km2, quy mô dân số 15.850 người của phường Thuận An; toàn bộ diện tích tự nhiên 10,83 km2, quy mô dân số 25.146 người của phường Thới Thuận và toàn bộ diện tích tự nhiên 4,71 km2, quy mô dân số 20.391 người của phường Thốt Nốt thuộc quận Thốt Nốt sau khi điều chỉnh. Sau sắp xếp, phường Thốt Nốt có diện tích tự nhiên 23,61 km2 (đạt 429,27% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 61.387 người (đạt 136,42% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại Quận ủy Thốt Nốt hiện nay.
- Thành lập phường Thuận Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 15,14 km2, quy mô dân số 28.840 người của phường Trung Kiên; toàn bộ diện tích tự nhiên 15,05 km2, quy mô dân số 23.249 người của phường Thuận Hưng và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 0,94 km2, quy mô dân số 4.789 người (khu vực Phụng Thạnh 1) của phường Thốt Nốt thuộc quận Thốt Nốt để nhập vào phường Thuận Hưng. Sau sắp xếp, phường Thuận Hưng có diện tích tự nhiên 31,13 km2 (đạt 566,00% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 56.878 người (đạt 126,40% so với tiêu chuẩn); trụ sở làm việc tại UBND quận Thốt Nốt hiện nay.
- Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên 33,40 km2, quy mô dân số 35.621 người hiện có của phường Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt. Phường Tân Lộc có diện tích tự nhiên 33,40 km2 (đạt 607,27% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 35.621 người (đạt 79,16% so với tiêu chuẩn).
- Thành lập xã Phong Điền trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 17,82 km2, quy mô dân số 18.150 người của xã Tân Thới; toàn bộ diện tích tự nhiên 19,63 km2, quy mô dân số 19.234 người của xã Giai Xuân và toàn bộ diện tích tự nhiên 8,13 km2, quy mô dân số 14.565 người của thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền. Sau sắp xếp, xã Phong Điền có diện tích tự nhiên 45,58 km2 (đạt 151,93% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 51.949 người (đạt 324,68% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại Huyện ủy Phong Điền hiện nay.
- Thành lập xã Nhơn Ái trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 16,28 km2, quy mô dân số 17.664 người của xã Nhơn Ái và toàn bộ diện tích tự nhiên 21,88 km2, quy mô dân số 23.043 người của xã Nhơn Nghĩa thuộc huyện Phong Điền. Sau sắp xếp, xã Nhơn Ái có diện tích tự nhiên 38,16 km2 (đạt 127,20% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 40.707 người (đạt 254,42% so với tiêu chuẩn).
- Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên 31,01 km2, quy mô dân số 24.064 người hiện có của xã Trường Long thuộc huyện Phong Điền. Xã Trường Long có diện tích tự nhiên 31,01 km2 (đạt 103,37% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 24.064 người (đạt 150,40% so với tiêu chuẩn).
- Thành lập xã Thới Lai trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 18,13 km2, quy mô dân số 8.873 người của xã Thới Tân; toàn bộ diện tích tự nhiên 22,96 km2, quy mô dân số 14.285 người của xã Trường Thắng và toàn bộ diện tích tự nhiên 9,69 km2, quy mô dân số 13.213 người của thị trấn Thới Lai thuộc huyện Thới Lai. Sau sắp xếp, xã Thới Lai có diện tích tự nhiên 50,78 km2 (đạt 169,27% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 36.371 người (đạt 227,32% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại Huyện ủy Thới Lai hiện nay.
- Thành lập xã Đông Thuận trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 29,60 km2, quy mô dân số 11.467 người của xã Đông Bình và toàn bộ diện tích tự nhiên 31,29 km2, quy mô dân số 13.119 người của xã Đông Thuận thuộc huyện Thới Lai. Sau sắp xếp, xã Đông Thuận có diện tích tự nhiên 60,89 km2 (đạt 202,97% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 24.586 người (đạt 153,66% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Đông Thuận hiện nay.
- Thành lập xã Trường Xuân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 18,68 km2, quy mô dân số 9.137 người của xã Trường Xuân A; toàn bộ diện tích tự nhiên 20,27 km2, quy mô dân số 9.435 người của xã Trường Xuân B và toàn bộ diện tích tự nhiên 28,99 km2, quy mô dân số 17.833 người của xã Trường Xuân thuộc huyện Thới Lai. Sau sắp xếp, xã Trường Xuân có diện tích tự nhiên 67,94 km2 (đạt 226,47% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 36.405 người (đạt 227,53% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Trường Xuân hiện nay.
- Thành lập xã Trường Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 17,35 km2, quy mô dân số 9.278 người của xã Tân Thạnh, toàn bộ diện tích tự nhiên 22,27 km2, quy mô dân số 13.955 người của xã Định Môn và toàn bộ diện tích tự nhiên 19,47 km2, quy mô dân số 14.569 người của xã Trường Thành thuộc huyện Thới Lai. Sau sắp xếp, xã Trường Thành có diện tích tự nhiên 59,09 km2 (đạt 196,97% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 37.802 người (đạt 236,26% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Định Môn hiện nay.
- Thành lập xã Cờ Đỏ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 19,54 km2, quy mô dân số 7.147 người của xã Thới Đông; toàn bộ diện tích tự nhiên 16,75 km2, quy mô dân số 10.403 người của xã Thới Xuân và toàn bộ diện tích tự nhiên 8,30 km2, quy mô dân số 24.626 người của thị trấn Cờ Đỏ thuộc huyện Cờ Đỏ. Sau sắp xếp, xã Cờ Đỏ có diện tích tự nhiên 44,59 km2 (đạt 148,63% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 42.176 người (đạt 263,60% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại Huyện ủy Cờ Đỏ hiện nay.
- Thành lập xã Đông Hiệp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 16,26 km2, quy mô dân số 6.211 người của xã Đông Thắng; toàn bộ diện tích tự nhiên 16,35 km2, quy mô dân số 8.069 người của xã Đông Hiệp thuộc huyện Cờ Đỏ và toàn bộ diện tích tự nhiên 13,64 km2, quy mô dân số 8.482 người của xã Xuân Thắng thuộc huyện Thới Lai. Sau sắp xếp, xã Đông Hiệp có diện tích tự nhiên 46,25 km2 (đạt 154,17% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 22.762 người (đạt 142,26% so với tiêu chuẩn); trụ sở làm việc là UBND xã Đông Hiệp hiện nay.
- Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên 99,07 km2, quy mô dân số 25.699 người hiện có của xã Thạnh Phú thuộc huyện Cờ Đỏ.
- Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên 69,92 km2, quy mô dân số 19.044 người hiện có của xã Thới Hưng thuộc huyện Cờ Đỏ.
- Thành lập xã Trung Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 25,23 km2, quy mô dân số 29.422 người của xã Trung Thạnh và toàn bộ diện tích tự nhiên 35,84 km2, quy mô dân số 25.590 người của xã Trung Hưng thuộc huyện Cờ Đỏ. Sau sắp xếp, xã Trung Hưng có diện tích tự nhiên 61,07 km2 (đạt 203,57% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 55.012 người (đạt 343,83% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Trung Hưng hiện nay.
- Thành lập xã Vĩnh Thạnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 36,27 km2, quy mô dân số 14.833 người của xã Thạnh Lộc; toàn bộ diện tích tự nhiên 23,13 km2, quy mô dân số 8.561 người của xã Thạnh Mỹ và toàn bộ diện tích tự nhiên 6,50 km2, quy mô dân số 7.128 người của thị trấn Vĩnh Thạnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Sau sắp xếp, xã Vĩnh Thạnh có diện tích tự nhiên 65,90 km2 (đạt 219,67% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 30.522 người (đạt 190,76% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND huyện Vĩnh Thạnh hiện nay.
- Thành lập xã Vĩnh Trinh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 21,78 km2, quy mô dân số 7.616 người của xã Vĩnh Bình và toàn bộ diện tích tự nhiên 29,23 km2, quy mô dân số 19.410 người của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Sau sắp xếp, xã Vĩnh Trinh có diện tích tự nhiên 51,01 km2 (đạt 170,03% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 27.026 người (đạt 168,91% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Vĩnh Trinh hiện nay.
- Thành lập xã Thạnh An trên cơ sở nhập toàn bộ toàn bộ diện tích tự nhiên 43,82 km2, quy mô dân số 9.335 người của xã Thạnh Lợi; toàn bộ diện tích tự nhiên 23,50 km2, quy mô dân số 7.320 người của xã Thạnh Thắng và toàn bộ diện tích tự nhiên 18,65 km2, quy mô dân số 14.027 người của thị trấn Thạnh An, thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Sau sắp xếp, xã Thạnh An có diện tích tự nhiên 85,97 km2 (đạt 286,57% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 30.682 người (đạt 191,76% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND thị trấn Thạnh An hiện nay.
- Thành lập xã Thạnh Quới trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 22,97 km2, quy mô dân số 11.463 người của xã Thạnh Tiến; toàn bộ diện tích tự nhiên 45,33 km2, quy mô dân số 9.490 người của xã Thạnh An và toàn bộ diện tích tự nhiên 35,56 km2, quy mô dân số 18.157 người của xã Thạnh Quới thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Sau sắp xếp, xã Thạnh Quới có diện tích tự nhiên 103,86 km2 (đạt 346,20% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 39.110 người (đạt 244,44% so với tiêu chuẩn); nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Thạnh Quới hiện nay.
Sau sắp xếp, chính quyền các ĐVHC cấp xã tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp xã. Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, chính quyền thành phố sẽ tiếp tục phân cấp cho chính quyền cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng xã./.
Phạm Hồng
Bình luận
Tin tức cùng chuyên mục