Hà Nội, Ngày 18/06/2025

Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin - Mốc son quan trọng của cách mạng Việt Nam

Ngày đăng: 19/05/2025   08:49
Mặc định Cỡ chữ

Cuộc hội ngộ lịch sử của Nguyễn Ái Quốc với Luận cương của V.I. Lênin không chỉ giúp Người tìm thấy ánh sáng chân lý, con đường cứu nước đúng đắn, làm thay đổi căn bản nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động cách mạng của cá nhân Người, mà còn làm thay đổi cả vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) phát biểu tại Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp họp ở thành phố Tours. Đồng chí là người Việt Nam đầu tiên trở thành người cộng sản và là một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Minh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về hành trình Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin.

Trong cuộc hành trình lịch sử tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng kéo dài suốt 30 năm, đi qua nhiều châu lục và đại dương, đặt chân đến nhiều nước, tìm hiểu nhiều nền văn minh lớn trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã làm nhiều nghề khác nhau vừa để kiếm sống vừa để hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao động và cũng là để tìm hiểu xem những gì ẩn giấu đằng sau ba từ “Tự do, Bình đẳng, Bác Ái”. Đặc biệt, tại nước Pháp, quê hương của lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác Ái”, Người đã có cuộc hội ngộ lịch sử với những lý tưởng vĩ đại của V.I. Lênin qua tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Việc tìm thấy ánh sáng chân lý và con đường giải phóng dân tộc ở Luận cương đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc cũng như làm thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa được V.I. Lênin viết vào tháng 6/1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản sẽ được họp từ 19/7 đến 7/8/1920. Trước đó, Luận cương được đăng trên Tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14/7/1920 và trên báo Nhân đạo (L’Humanite) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ngày 16 và 17/7/1920.

Qua số báo ngày 16 và 17/7/1920 của báo Nhân đạo (L’Humanite), Nguyễn Ái Quốc đã được đọc và lĩnh hội những tư tưởng vĩ đại của V.I. Lênin thông qua bản Luận cương. Sau này, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã kể lại, trong một cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp, một đồng chí đã đưa cho đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo. “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”".

Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu được rõ ràng và đầy đủ hơn bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhất là tư tưởng dân chủ tư sản - một tư tưởng chỉ rao giảng đến quyền bình đẳng chung chung, trừu tượng, hình thức và quyền bình đẳng trên pháp luật chứ không phải là quyền bình đẳng thực sự. Chính chủ nghĩa tư bản áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc, đồng thời đô hộ đàn áp các nước thuộc địa và gây ra bất bình đẳng. Tuy nhiên, chúng lại dùng quyền bình đẳng chung chung làm vũ khí triệt tiêu tư tưởng bình đẳng tuyệt đối của giai cấp công nhân và các dân tộc. Bản chất của chế độ dân chủ tư sản là một chế độ dân chủ hình thức, thực chất là một chế độ bất bình đằng. Sự bất bình đẳng này bắt nguồn từ chính chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Đây là cơ sở, nguồn gốc sinh ra áp bức, bóc lột, bất công. Và từ áp bức giai cấp dẫn đến áp bức, nô dịch dân tộc.

Trong Luận cương, V.I. Lênin chỉ rõ: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới hình thức quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, do đó đã làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm".

Nguyễn Ái Quốc vui mừng đến phát khóc, bởi vì Luận cương của V.I. Lênin đã đưa ra những chỉ dẫn vô cùng quan trọng mà các quốc gia, các dân tộc thuộc địa, chậm tiến như Việt Nam cần phải chú ý trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Đó là phải có sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và ủng hộ tích cực của giai cấp công nhân đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc; phải đặc biệt ủng hộ phong trào nông dân, chống bọn địa chủ, chống mọi biểu hiện và tàn dư của chế độ phong kiến; phải ra sức làm cho phong trào nông dân có được tính chất cách mạng nhất, bằng cách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất giữa công nhân với nông dân; phải kiên quyết đấu tranh chống xu hướng tô màu sắc cộng sản cho những phong trào giải phóng dân chủ tư sản; phải tuyên truyền, giải thích và tố cáo trước đông đảo quần chúng lao động về sự lừa bịp một cách có hệ thống của các nước đế quốc lớn; phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được”...

Luận cương của V.I. Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn, trăn trở bấy lâu nay về con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc; trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản... Nguyễn Ái Quốc đã thực sự tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, đó là vững bước đi theo con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức sâu sắc rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản; Chủ nghĩa Mác - Lênin là ánh sáng soi đường cho dân tộc Việt Nam; Vấn đề dân tộc và giai cấp không tách rời nhau trong tiến trình cách mạng.

Trên cơ sở nhận thức đó, trong thời gian nửa cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận trong Đảng Xã hội Pháp ở Paris để bảo vệ V.I. Lênin và Quốc tế III. Người kể lại: “Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường của tôi”. Đồng thời, Người dành thời gian để nghiên cứu và hiểu thêm những điều cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin. Những hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận đó đã rèn luyện thêm bản lĩnh chính trị của Người. Vì thế, lập trường chính trị của Người đã thực sự tin theo V.I. Lênin và tin theo Quốc tế thứ III (Quốc tế cộng sản).

Tháng 12/1920, với tư cách là đại biểu Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành người cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Sau sự kiện đó, Nguyễn Ái Quốc dành toàn bộ thời gian, tâm huyết để nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) - chính đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Các văn kiện tại Hội nghị thành lập Đảng: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo. Đây chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là nền tảng quan trọng xây dựng nên đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta.

Từ đây, những hạn chế của các phong trào yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được Nguyễn Ái Quốc khắc phục triệt để. Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, có một đường lối lãnh đạo đúng đắn đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đây chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Sự thật, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đem đến thắng lợi vĩ đại cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận là người nô lệ mất nước trở thành người tự do, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Rõ ràng, đến với Luận cương của V.I. Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm con đường cứu nước, làm chuyển biến căn bản về chất trong nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa quyết định sự nghiệp cách mạng ở Người. Đó là chuyển từ giác ngộ dân tộc sang giác ngộ giai cấp, từ một người yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế chân chính. Đó là mốc son quan trọng trong cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh. Từ đó, Người nhất quán theo đuổi con đường cách mạng vô sản, dành cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội.

Đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam, sự kiện Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của V.I. Lênin đã chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước suốt mấy chục năm. Luận cương của V.I. Lênin đã khơi sáng tư tưởng cách mạng Việt Nam. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sự kiện này đặt nền móng cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cho cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước sau này.

Có thể khẳng định, sự kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (còn gọi là Luận cương của V.I. Lênin) đã trở thành một trong những mốc son lịch sử quan trọng đánh dấu một bước ngoặt lớn lao và có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của Người cũng như sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Cuộc hội ngộ lịch sử của Nguyễn Ái Quốc với Luận cương của V.I. Lênin không chỉ giúp Người tìm thấy ánh sáng chân lý, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, làm thay đổi căn bản nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động cách mạng của cá nhân Người, mà còn làm thay đổi cả vận mệnh của dân tộc Việt Nam./.

Theo: vietnam.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Những yêu cầu mới đặt ra đối với nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

Ngày đăng 18/06/2025
Tóm tắt: Trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và âm mưu chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch, nhiệm vụ bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng Đảng đặt ra những yêu cầu mới đặc biệt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh (BCEC), nơi đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài viết phân tích bối cảnh, nhận diện các thách thức, xác định các yêu cầu mới và đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lý luận, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trách nhiệm của đội ngũ đảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội trong tự học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực

Ngày đăng 17/06/2025
Tóm tắt: Trong điều kiện hiện nay, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện là yêu cầu khách quan để đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội thực sự tiền phong, gương mẫu, mãi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.  Đồng thời, đây là đòi hỏi cấp thiết để các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải luôn đề cao trách nhiệm nhằm xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Ngày đăng 16/06/2025
Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng trong hệ thống quan điểm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nhiều luận điểm sâu sắc về việc xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên như: kiên định lý tưởng cách mạng; có đạo đức trong sáng; gắn lý luận với thực tiễn; giữ vững phong cách công tác khoa học, dân chủ. Bài viết góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về bản lĩnh chính trị trong tác phẩm này và liên hệ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.

Kiên quyết đấu tranh chống bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” - thủ đoạn nguy hiểm chống phá Quân đội ta

Ngày đăng 16/06/2025
Tóm tắt: Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động sử dụng mọi chiêu bài, trong đó bôi nhọ hình ảnh “Bộ độ Cụ Hồ” là một trong những thủ đoạn nguy hiểm được chúng triệt để lợi dụng để chống phá Quân đội ta, nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Bài viết làm rõ những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” để chống phá Quân đội ta của các thế lực thù địch, phản động; từ đó, làm rõ vai trò hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân và một số nội dung, biện pháp để giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay

Ngày đăng 15/06/2025
Tóm tắt: Phương pháp, tác phong công tác giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người cán bộ, đảng viên tuy có tri thức, năng lực, nhiệt tình nhưng nếu thiếu phương pháp, tác phong công tác tốt cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Thậm chí, do phương pháp, tác phong công tác thiếu khoa học, thiếu dân chủ, xa rời thực tế, quan liêu… mà cán bộ có thể gây ra tổn thất cho Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp, tác phong công tác của cán bộ vận dụng vào đổi mới phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ quân đội hiện này có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết.

Tiêu điểm

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025

Sáng 17/6/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Họp báo quốc tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp) và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đồng chủ trì Họp báo.